Trang chủ Giới thiệu Đội ngũ bác sỹ Địa chỉ
Trang chủ >> Viêm Đường Tiết Niệu

Kiến thức bệnh hẹp niệu đạo

người chọn tư vấn bác sỹ

Đến với phòng khám đa khoa Bách Giai để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Mọi khó khăn của các bạn đều được chúng tôi tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết. Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng để nhận được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé: 0359 826 805

CÁC BỆNH VỀ HẸP NIỆU ĐẠO

Hẹp niệu đạo gây nhiều rắc rối cho quý ông

Bệnh lý hẹp niệu đạo ảnh hưởng đến cảm giác và chất lượng cuộc yêu, khiến quý ông không còn mặn mà "chuyện ấy", dễ dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh.

Hẹp niệu đạo có thể gây vô sinh | Vinmec

Bệnh hẹp niệu đạo thường gặp ở nam hơn nữ do niệu đạo nam dài hơn nên dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh hơn. Bệnh hiếm khi gặp ở trẻ mới sinh. Với người lớn, hẹp niệu đạo có thể xảy ra sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, lấy sỏi, đặt ống thông hoặc làm thủ thuật trong đường tiểu. Ở trẻ em, bệnh thường gặp sau phẫu thuật tạo hình các dị tật bẩm sinh, nội soi bàng quang hoặc sau đặt thông tiểu lâu ngày. Có trường hợp không xác định được nguyên nhân.

Ở nam giới, hẹp niệu đạo có thể xảy ra từ cổ bàng quang đến đầu dương vật. Nguyên nhân phổ biến là do chấn thương niệu đạo kết hợp với gãy xương chậu, nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc tổn thương do can thiệp qua niệu đạo. Khi đó, ở bên trong hoặc xung quanh niệu đạo của bệnh nhân sẽ có một sẹo xơ gây cản trở dòng nước tiểu thoát ra ngoài.

Niệu đạo giống như một "vòi nước". Khi một đoạn nào đó của ống bị hẹp, dù ngắn hay dài, dòng chảy sẽ bị giảm đáng kể. Niệu đạo hẹp nhiều làm giảm lưu lượng dòng nước tiểu, bệnh nhân sẽ đi tiểu thường xuyên, tiểu khó, dòng tiểu nhỏ. Tình trạng này có thể gây nhiễm khuẩn niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Nếu tắc nghẽn trong thời gian dài có thể gây suy thận. Bệnh cũng ảnh hưởng chất lượng hoạt động tình dục, đặc biệt ở nam giới, khiến quý ông không còn mặn mà "chuyện ấy". Đây là một trong những nguyên nhân gây liệt dương, xuất tinh sớm, thậm chí vô sinh.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh này là cảm giác tiểu khó, dòng chảy chậm, lượng nước tiểu giảm, có máu trong nước tiểu, đau bụng dưới, tiết dịch niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh nhân không thể đi vệ sinh như bình thường mà phải được đặt một ống thông trên xương mu để đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần khám lâm sàng, chụp hình niệu đạo bằng X-quang hoặc siêu âm, soi niệu đạo. Phương pháp điều trị rất đa dạng, phụ thuộc vào chiều dài, vị trí và mô sẹo của đoạn hẹp. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể nong rộng niệu đạo, cắt đoạn hẹp bằng laser hay dao cắt nội soi, đặt stent, phẫu thuật tạo hình cắt nối dùng vạt da hoặc mảnh ghép.

Colorful Rainbow Arrow. Instagram Stories GIF Sticker created by Tom  Windeknecht via GIPHY. #rainbow #arrow #gif #giphy #instag… | Rainbow gif,  Instagram emoji, Gif. Nong niệu đạo: Thường được thực hiện ở phòng khám. Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ sử dụng các que nong với kích thước tăng dần để làm rộng niệu đạo. Ngoài ra, đoạn hẹp cũng có thể được nong bằng một trái bóng đặc biệt trên ống thông. Nong niệu đạo thường không giải quyết triệt bệnh lý này để nên phải được thực hiện lặp đi lặp lại. Thủ thuật có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng.


Colorful Rainbow Arrow. Instagram Stories GIF Sticker created by Tom  Windeknecht via GIPHY. #rainbow #arrow #gif #giphy #instag… | Rainbow gif,  Instagram emoji, Gif Xẻ niệu đạo (cắt đoạn hẹp): Thủ thuật này sử dụng một ống soi được thiết kế đặc biệt để đưa vào niệu đạo cho đến khi gặp đoạn hẹp. Sau đó, người ta dùng một lưỡi dao hoặc sợi laser ở đầu ống soi để cắt đoạn hẹp. Một ống thông được đặt vào niệu đạo trong một khoảng thời gian cho đến khi vết thương lành. Thời điểm rút ống thông sau khi phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng đáp ứng của bệnh nhân.


Colorful Rainbow Arrow. Instagram Stories GIF Sticker created by Tom  Windeknecht via GIPHY. #rainbow #arrow #gif #giphy #instag… | Rainbow gif,  Instagram emoji, Gif Đặt stent niệu đạo: Thủ thuật này đặt một stent kim loại vào niệu đạo bằng cách sử dụng một ống soi được thiết kế đặc biệt. Ưu điểm của phương pháp này là xâm lấn tối thiểu, tuy nhiên chỉ phù hợp với rất ít trường hợp.


Colorful Rainbow Arrow. Instagram Stories GIF Sticker created by Tom  Windeknecht via GIPHY. #rainbow #arrow #gif #giphy #instag… | Rainbow gif,  Instagram emoji, Gif Tạo hình niệu đạo: Nhiều phẫu thuật khác nhau được sử dụng để tạo hình niệu đạo. Không có một phẫu thuật nào là thích hợp cho tất cả các tình huống mà phụ thuộc vào đặc điểm của đoạn hẹp và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Với đoạn hẹp ngắn có thể phẫu thuật cắt nối 2 đầu (urethroplasty anastomotic). Khi đoạn hẹp dài hoặc không thể cắt nối, một tổ chức mô có thể được chuyển đến để mở rộng đoạn hẹp (phẫu thuật dùng mô thay thế).


Để phòng ngừa căn bệnh này,các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất là phòng tránh tổn thương niệu đạo và xương chậu. Nếu bệnh nhân tự thông tiểu thì nên dùng chất bôi trơn và sử dụng ống thông nhỏ nhất để tránh làm tổn thương niệu đạo. Hẹp niệu đạo có thể biến chứng nếu bệnh nhân bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia. Khi đó, việc điều trị bệnh kịp thời và đầy đủ với kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng này.

Trên đây là một vài chia sẻ của phòng khám Đa khoa Bách Giai về các bệnh lý niệu đạo. Nếu bạn vẫn còn bất kì  thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Mọi thông tin liên hệ: Phòng khám Đa khoa Bách Giai

Điện thoại: 035.9826.805

Địa chỉ: 815 Giải Phóng, Giáp Bát, Hà Nội


Đặt lịch hẹn trước để được miễn phí đăng ký khám bệnh

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0359 826 805 hoặc nhấn vào hình tư vấn trực tuyến để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm!



Địa chỉ: 815 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội

Tư vấn – Đặt hẹn: 0359 826 805

Phản ánh thái độ phục vụ: 0359 826 805


Thời gian làm việc: 8h đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)

Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám trực tiếp để được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà.

Bài viết liên quan

Kiến thức bệnh hẹp niệ

Bệnh nhân khi hỗ trợ điều trị bệnh quy đầu đặc biệt cần ... [Chi tiết]

Viêm đường tiết niệu là

Bệnh nhân khi hỗ trợ điều trị bệnh quy đầu đặc biệt cần ... [Chi tiết]

Bác sỹ đang ONLINE
giải đáp mọi thắc mắc

Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám

Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên

Giảm 30%, chi phí thủ thuật

12 25
X