Trang chủ Giới thiệu Đội ngũ bác sỹ Địa chỉ
Trang chủ >> phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt - Không thể coi thường

người chọn tư vấn bác sỹ

Đến với phòng khám đa khoa Bách Giai để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Mọi khó khăn của các bạn đều được chúng tôi tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết. Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng để nhận được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé: 0359 826 805

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ không? Hãy cùng Đa khoa Bách Giai tìm hiểu các thông tin xoay quanh vấn đề này để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh, bình thường

1. RỐI LOẠN KINH NGUYỆT LÀ GÌ?

Hầu hết thời gian hành kinh ở phụ nữ kéo dài từ 4–7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại sau mỗi 28 ngày nhưng khoảng thời gian này bình thường có thể dao động từ 21–35 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt là một nhóm các vấn đề gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Các vấn đề đó có thể là:

 - Đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt

- Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh (mất kinh)

- Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hay kéo dài (rong kinh)

- Chảy máu hoặc xuất hiện những đốm máu ở giữa các kỳ kinh, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục

- Rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng xảy ra có thể can thiệp đến cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ. Tình trạng này còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

2. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN KINH NGUYỆT


Các triệu chứng bạn có thể gặp phải khi bị rối loạn kinh nguyệt là:

- Máu kinh bất thường, có thể nhiều hoặc ít hơn bình thường, hay thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày

- Đau bụng, đau quặn

- Đau đầu

- Rối loạn cảm xúc, thay đổi tâm trạng

- Cảm thấy đầy bụng hay đầy hơi

- Màu sắc kinh nguyệt không giống bình thường, có khi lẫn cục máu đông

dau-bung-7782.jpg

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến quá thường xuyên (mỗi đợt hành kinh cách nhau dưới 21 ngày) hoặc không thường xuyên (cách nhau quá 3 tháng) hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.


3. NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN KINH NGUYỆT


Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố tác động, có thể kể đến như:

- U xơ tử cung hay polyp tử cung

- Mất cân bằng nội tiết tố

- Rối loạn đông máu

- Ung thư tử cung hay cổ tử cung

- Bệnh lây qua đường tình dục (STI)

- Hội chứng buồng trứng đa nang

- Di truyền

- Uống thuốc tránh thai

- Lạc nội mạc tử cung

- Bệnh viêm vùng chậu

- Suy buồng trứng sớm (xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi)

- Các bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên…


Ngoài ra, lối sống và tình trạng căng thẳng (stress) cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc tăng hay giảm cân nhanh chóng, ăn kiêng, thay đổi thói quen tập thể dục, đi du lịch hay các yếu tố khác trong cuộc sống đều có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

3. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Để đưa ra chẩn đoán, trước hết bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và thăm khám sức khỏe, bao gồm khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap. Bạn sẽ phải thông báo cho bác sĩ biết về chu kỳ kinh nguyệt của mình, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt, lượng máu kinh chảy trong mỗi đợt hành kinh và các triệu chứng khác gặp phải.

Bên cạnh đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác như:

- Xét nghiệm máu

- Xét nghiệm nội tiết tố (hormone)

- Siêu âm

- Siêu âm qua đường âm đạo có truyền nước muối (hysterosonography)

- Chụp cộng hưởng từ (MRI)

- Nội soi buồng tử cung (hysteroscopy)

- Nội soi ổ bụng

- Sinh thiết nội mạc tử cung

- Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (dilation and curettage – D&C)


4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT


Việc lựa chọn cách chữa trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này, ý định mang thai và các yếu tố khác. Bạn có thể điều chỉnh lại chu kỳ kinh bằng cách thay đổi lối sống cho đến những phương pháp y khoa khác như phẫu thuật.

Thay đổi chế độ ăn uống. Ăn một chế độ hạn chế muối, giảm tiêu thụ caffeine, đường và tránh uống rượu trước khi tới kỳ kinh có thể giúp bạn giảm được các triệu chứng đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc. Bạn có thể uống một số loại thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau quặn bụng do kinh nguyệt hay uống thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố (hormone) để giảm bớt lượng máu kinh và điều hòa kinh nguyệt, thậm chí là để mất kinh theo chủ ý.

Điều trị bằng phẫu thuật. Các phương pháp có thể giúp điều trị tình trạng này gồm nội soi tử cung, phẫu thuật mở để cắt bỏ nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung để điều trị bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khi thực hiện phẫu thuật, kinh nguyệt sẽ chấm dứt hoàn toàn.

4. LÀM SAO   

ĐỂ GIẢM NGUY CƠ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Sau đây là một vài lời khuyên giúp giảm bớt khả năng bị rối loạn kinh nguyệt mà bạn nên áp dụng thử:

Cố gắng duy trì lối sống lành bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, vừa phải cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ

Thực hiện các biện pháp giúp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng

Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thay băng vệ sinh sau khoảng 4–6 giờ để tránh nhiễm trùng và hội chứng sốc độc tố

Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ

Rối loạn kinh nguyệt là chứng bệnh hay gặp, chúng ta không nên vì thế mà coi thường, bới nếu rối loạn kinh nguyệt để lâu ngày không chữa trị sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn mắc chứng rối loạn kinh nguyệt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ bác sỹ chuyên khoa tư vấn

Tư vấn trực tuyến:


Hotline: 035.9826.805

Địa chỉ: 815 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

 

Đặt lịch hẹn trước để được miễn phí đăng ký khám bệnh

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0359 826 805 hoặc nhấn vào hình tư vấn trực tuyến để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm!



Địa chỉ: 815 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội

Tư vấn – Đặt hẹn: 0359 826 805

Phản ánh thái độ phục vụ: 0359 826 805


Thời gian làm việc: 8h đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)

Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám trực tiếp để được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà.

Bài viết liên quan

Địa chỉ chữa viêm phụ

Bệnh nhân khi hỗ trợ điều trị bệnh quy đầu đặc biệt cần ... [Chi tiết]

Sự thật chị em nên biế

Bệnh nhân khi hỗ trợ điều trị bệnh quy đầu đặc biệt cần ... [Chi tiết]

Bệnh phụ khoa có chữa đư

Bệnh nhân khi hỗ trợ điều trị bệnh quy đầu đặc biệt cần ... [Chi tiết]

Rối loạn kinh nguyệt - Khô

Bệnh nhân khi hỗ trợ điều trị bệnh quy đầu đặc biệt cần ... [Chi tiết]

Đau bụng dưới báo hiệu

Bệnh nhân khi hỗ trợ điều trị bệnh quy đầu đặc biệt cần ... [Chi tiết]

Bác sỹ đang ONLINE
giải đáp mọi thắc mắc

Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám

Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên

Giảm 30%, chi phí thủ thuật

12 25
X